Luật sư làm gì trong các vụ án về thừa kế – Di chúc

Trong các cụ án tranh chấp về thừa kế thì thừa kế tài sản là đất đai là những tranh chấp phổ biến nhất ở Việt Nam.
Trong quan hệ thừa kế thì có hai dạng là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên không phải cứ có di chúc là thừa kế phải chia theo di chúc. Có những người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, chẳng hạn như cha mẹ/ vợ chồng/con chưa thành niên/ con mất khả năng lao động thì dù không có tên hưởng thừa kế trong di chúc nhưng pháp luật quy định họ vẫn được hưởng một suất bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.
Trong quan hệ thừa kế theo di chúc thì tranh chấp phổ biến nhất là việc di chúc bị vô hiệu do hình thức và nội dung trái quy định của pháp luật. Có những di chúc vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần, chẳng hạn như tài sản của hai vợ chồng nhưng một trang hai người lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho người khác do đó di chúc bị vô hiệu một phần. Di chúc cũng bị xem là vô hiệu nếu người để lại di sản nhờ người khác viết hộ di chúc để họ ký tên nhưng không có từ hai người trở lên làm chứng hoặc dù cho có hai người làm chứng nhưng đây là những người có quyền lợi đối với di sản thì di chúc này cũng bị coi là vô hiệu.
Với đặc thù là đất nước bị chia cắt nhiều năm bởi chiến tranh, nhiều phong tục văn hóa vùng miền khác nhau, các văn bản pháp luật áp dụng khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trên cả nước. Đặc biệt vấn để thừa kế xuất phát từ quan hệ hôn nhân và nuôi con nuôi rất phức tạp. Bên cạnh đó, việc áp dụng thừa kế về đất đai với các đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng còn nhiều bất cập.
Do đặc thù lịch sư để lại, có nhiều cán bộ từ Miền Nam tập kết ra Miền Bắc và lấy vợ sinh con, sau giải phóng họ lại quay vào Miền Nam. Như vậy vấn đề hôn nhân và thừa kế của họ là rất phức tạp. Mặc dù Tòa án tối cao đã có Nghị Quyết hướng dẫn về việc này nhưng áp dụng vào thực tiễn vẫn còn những bất cập. Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân gia đình 1959 áp dụng ở miền Bắc, không công nhận tài sản riêng của vợ chồng cho dù tài sản đó là của riêng ai trước khi họ kết hôn. Trong khí đó, luật này chỉ áp dụng tại Miền Nam từ năm 1976 sau khi có Nghị Quyết của chính phủ. Như vậy, trong giai đoạn có hiệu lực của luật Hôn nhân gia đình 1959, nếu một bên trong hôn nhân sống ở Miền Nam trước năm 1976 mà có tài sản riêng trước khi kết hôn thì có được xem là tài sản riêng để lập di chúc hay tặng cho tài sản hay không.
Quan hệ thừa kế theo dạng con nuôi cũng còn nhiều bất cập. Việc nuôi con nuôi, nhận cha mẹ nuôi là truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam, trước đây, khi nhận nuôi con nuôi thì các bên chỉ nhận “miệng”, cùng lắm là có mâm cơm ra mắt họ hàng chứ không đăng ký nhận con nuôi. Cho tới năm 2010 thì mới có Luật nuôi con nuôi, mà theo pháp luật về thừa kế thì con nuôi không có đăng ký theo quy định thì sẽ không được hưởng thừa kế. Vậy chả nhẽ một người làm con nuôi từ nhỏ, nay họ đã già và cha mẹ nuôi đã chết từ lâu thì họ vẫn không được thừa kế tài sàn của cha mẹ nuôi.
Về vấn đề hôn nhân thì trước năm 1987 việc kết hôn không có đăng ký vẫn được pháp luật thừa nhận là hôn nhân thực tế. Tuy nhiên, nếu một người chồng sống chung với hai người vợ thì không được xem là hợp pháp (hoặc ngược lại). Do đó, việc chia thừa kế hoặc chia tài sản chung của vợ chồng phải căn cứ vào thời điểm ai là người sống chung với người chồng trước. Người sống sau thì không được xem là vợ chồng và tài sản hình thành có công sức đóng góp của họ sẽ chỉ được xem xét trên công sức đóng góp chứ không được xem xét trên dạng “ của chồng- công vợ”.
Việc ly hôn của những người sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn từ ngày 03/01/1987 trở về sau sẽ được Tòa tuyên không công nhận là vợ chồng (không phải tuyên cho ly hôn) và tài sản được giải quyết là tài sản chung- của ai người đó nhận.
Luật sư – Thạc sĩ Lê Hồng Quang
Hotline/Zalo: 0909.6464.82

Leave Comments

0909.6464.82
0909646482