Chương trình phổ biến pháp luật À ra thế xin chào bà con cô bác. Chủ đề hôm nay luật sư Quang sẽ nói về cách giải quyết khi cho bạn vay tiền mà bạn không trả. Góp vốn làm ăn chung nhưng không thấy lời mà chũng chả thấy vốn.
Chắc hẳn trong mỗi bà con chúng ta ai cũng đã từng cho vay hoặc đi vay, hoặc góp vốn làm ăn chung với anh em bạn bè nhưng sau đó thì người vay không trả nợ, người nhận góp vốn không trả lời trả lãi mà còn mất luôn cả vốn. Khi gặp các trường hợp này thì câu hỏi mà bà con hay đặt ra là tôi nên tố cáo họ ra công an hay khởi kiện để lấy lại tiền? Sau đây, Luật sư Quang sẽ giải đáp về vấn đề này.
Thứ nhất, nói sự khác nhau giữa tố cáo vụ việc ra công an và khởi kiện ra Tòa án.
Nếu tố cáo người đã vay tiền ra cơ quan công an và cơ quan công an khởi tố vụ án đề điều tra thì đây gọi là vụ án Hình sự. Khi xét xử, Tòa án sẽ tuyên buộc bên vay phải trả lại cho bên cho vay đồng thời tuyên phạt hình sự người đã đi vay (nghĩa là có thể họ sẽ phải đi tù).
Khởi kiện bên đi vay ra Tòa án thì gọi là vụ án Dân sự. Tòa sẽ xét xử tuyên buộc người đi vay phải trả lại tiền cho người cho vay. Nếu bên vay không trả nợ theo bản án thì bên cho vay có thể yêu cầu cơ quan thi hành án Dân sự buộc người vay tiền phải trả.
Thứ hai, nói về các chứng cứ về việc nay mượn giữa các bên:
Các chứng cứ gồm hợp đồng, giấy nhận nợ, giấy cho vay, biên nhận, tin nhắn, hình ảnh, ghi âm lời nói…
Cần lưu ý là không nhất thiết phải có văn bản mang tên “hợp đồng” thì mới gọi là hợp đồng. Do đó giấy nhận nợ, giấy cho vay, biên nhận, tin nhắn, ghi âm lời nói…. do bên đi vay xác nhận đã vay tiền thì đều được coi là hợp đồng vay tài sản.
Giá trị tài sản cho vay dù chỉ một đồng cho đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đều có thể khởi kiện để đòi lại.
Thứ ba, nói về các căn cứ phải có để cơ quan công an thụ lú đơn tố cáo là:
- Người đi vay tiền có ý chiếm đoạt nên đã dùng thủ đoạn gian dối để được cho vay, chẳng hạn như thỏa thuận mục đích vay là để đầu tư làm ăn, vay để chữa bệnh, vay để xây nhà.. vvv nhưng thực tế là khi vay được tiền thì đã chiếm đoạt và bỏ trốn thì đây là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên là có thể tố cáo ra cơ quan công an.
- Nếu người đi vay tiền không có ý chiếm đoạt, họ thỏa thuận mục đích vay là để đầu tư làm ăn, vay để chữa bệnh, vay để xây nhà.. vvv và có đầu tư làm ăn thật, có chữa bệnh thật, có xây nhà thật nhưng đến hạn trả nợ, mặc dù có điều kiện để trả nhưng cố tình không trả hoặc là dùng thủ đoạn gian dối hoặc là bỏ trốn để trốn tránh việc trả nợ thì đây là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 4 triệu đồng trở lên là có thể tố cáo ra cơ quan công an.
- Nếu người đi vay tiền không có ý chiếm đoạt, họ thỏa thuận mục đích vay là để đầu tư làm ăn, vay để chữa bệnh, vay để xây nhà.. vvv nhưng sau khi nhận tiền họ không sử dụng vào mục đích như thỏa thuận bàn đầu mà đã sử dụng vào mục đích bất hợp khác như buôn lậu, đánh bạc, mua bán vũ khí… vvv dẫn đến không còn khả năng trả nợ thì đây cũng là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Nếu tố cáo mà không có các căn cứ như trên thì công an sẽ kết luận là trường hợp này không có dấu hiệu hình sự nên sẽ không khởi tố vụ án và đề nghị bà con khởi kiện tại Tòa.
Thứ tư, để được Tòa án thụ lý đơn kiện thì phải có các điều kiện là:
- Nếu cho vay nhưng đến hạn mà bên vay không trả thì bên cho vay có quyền kiện đòi nợ. Trường hợp vay không có lãi suất nhựng đến hạn mà không trả nợ thì bên cho vay có thể khởi kiện đòi nợ và đòi cả lãi suất tính từ lúc đến hạn trả nợ mà bên vay không trả mặc dù hợp đồng vay không ghi điều khoản này.
Lưu ý là:
Nếu cho vay lấy lãi thì lãi suất cho vay không được vượt quá 1,66 % năm- tức không quá 20%/năm, nếu vượt quá thì khi khởi kiện ra Tòa án, phần lãi suất vượt quá này sẽ không được Tòa chấp nhận.
Nếu cho vay với lãi suất từ 8,33% / tháng – tức từ 100%/năm trở lên và thu lợi từ 30 triệu đồng trở lên thì sẽ bị công an khởi tố vụ án hình sự.
- Nếu cho vay dạng góp vốn để nhận lãi cố định từ bên nhận góp vốn thì dù họ làm ăn lời hay lỗ, họ đều phải trả lãi như cam kết. Do đó đến thời hạn trả lãi mà họ không trả thì bên cho vay có đủ điều kiện để khởi kiện. Hoặc là có thể khởi kiện khi họ vi phạm các thỏa thuận.
- Nếu là cho vay dạng góp vốn làm ăn chung để phân chia lợi nhuận thì chỉ khi nào có lợi nhuận mà không được phân chia thì mới có thể khởi kiện. Hoặc là có thể khởi kiện khi họ vi phạm các thỏa thuận.
Cuối cùng, Luật sư khuyến cáo bà con là mặc dù việc vay mượn tài sản không bắt buộc phải lập thành văn bản. Tuy nhiên nếu không có văn bản thì rất khó chứng minh viêc vay mượn này.
Khi cho ai vay thì chính người đó phải ký tên vào giấy vay tiền, nếu chuyển khoản thì phải chuyển vào chính tài khoản của người đi vay. Nếu chuyển vào tài khoản người khác thì phải có căn cứ chứng minh người đi vay yêu cầu chuyển vào tài khoản người khác này. Ngoài ra các chứng cứ khác như tin nhắn, âm thanh, hình ảnh, người làm chứng cũng là những chứng cứ rất quan trọng cần lưu giữ.
Mong bà con cô bác không ai vướng vào việc tranh chấp vay mượn này. Nếu còn điều gì chưa rõ thì bà con vui lòng gọi điện cho luật sư để được tư vấn thêm.
Chủ đề ngày hôm nay đến đây là hết. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.