Vấn đề hôn nhân ở Việt Nam được điều chỉnh bởi Sắc lệnh năm 1950, Luật Hôn nhân gia đình năm 1959, năm 1986, năm 2000 và năm 2014.
Luật Hôn nhân gia đình năm 1959 ra đời thì mới có quy định quan hệ hôn nhân một vợ một chồng, đồng thời quy định tài sản vợ chồng là tài sản chung mặc dù có trước hoặc sau khi kết hôn.
Về vấn đề hôn nhân thì trước năm 1987 việc kết hôn không có đăng ký vẫn được pháp luật thừa nhận là hôn nhận thực tế do đó việc ly hôn (nếu có) thì vẫn được Tòa án giải quyết như các trường hợp có đăng ký kết hôn. Việc ly hôn của những người sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn từ ngày 03/01/1987 trở về sau sẽ được Tòa tuyên không công nhận là vợ chồng (không phải tuyên cho ly hôn) và tài sản được giải quyết là tài sản chung- của ai người đó nhận.
Việc hai vợ chồng cùng ký vào đơn ly hôn thì là đồng thuận ly hôn và sẽ được Tòa tuyên công nhận việc đồng thuận ly hôn. Nếu các bên thỏa thuận được tự chia tài sản và giải quyết việc nuôi con thì Tòa sẽ không giải quyết mà để các bên tự thỏa thuận. Nếu các bên có yêu cầu Tòa chia hoặc không thỏa thuận được thì Tòa sẽ giải quyết việc chia. Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn không phải tất cả đều chia đôi mà chia theo công sức đóng góp của mỗi bên, chia theo yếu tố lỗi của mỗi bên, theo điều kiện- khả năng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của tài sản được chia…
Nguyên tắc về giao quyền nuôi con là giao cho người mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, tuy nhiên, nếu do điều kiện kinh tế hoặc do yêu cầu công việc mà Tòa án xét thấy việc giao con cho người mẹ là không phù hợp thì Tòa sẽ tuyên giao cho người cha chăm nuôi. Sau khi ly hôn, các bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa tuyên thay đổi người nuôi con, thay đổi mức trợ cấp nuôi con.
Một điều bất cập hay xảy ra là Tòa mặc định chia cho một bên nào đó nhận tài sản, bên còn lại phải trả cho bên kia trị giá tài sản mà họ được chia. Như vậy, nhiều trường hợp bên nhận tài sản không có khả năng thanh toán giá trị cho bên kia dẫn đến việc thi hành án kéo dài.
Nguyên tắc chung là người vợ được quyền nộp đơn xin ly hôn bất cứ khi nào; ngược lại, người chồng không được nộp đơn xin ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nếu cả hai vợ chồng đều đồng thuận ly hôn thì có thể nộp đơn bất cứ lúc nào.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn không có yếu tố nước ngoài là Tòa án cấp Huyện nơi bi đơn cứ trú (cư trú chứ không phải là nơi có hộ khẩu thường trú). Nếu các bên thỏa thuận bằng văn bản đề nghị Tỏa án nơi nguyên đơn cứ trú thì Tòa nơi nguyê đơn cứ trú sẽ giải quyết.
Trong một số trường hợp, một bên không ký vào đơn ly hôn và trốn tránh, che giấu địa chỉ cư trú vì không muốn ly hôn nhưng pháp luật đều có các quy định rõ ràng để xử lý trong trường hợp này.
Hiện nay, hôn nhân có yêu tố nước ngoài là rất phổ biến tại Việt Nam, chẳng hạn như người Việt nam kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam sau đó họ ra nước ngoài sống và có yêu cầu ly hôn; hoặc hai người Việt Nam kết hôn với nhau ở Việt Nam sau đó ra nước ngoài làm ăn và một trong các bên hoặc cả hai bên muốn ly hôn vắng mặt ờ Tòa án Việt Nam; hoặc người Việt Nam kết hôn ở nước ngoài với người nước ngoài, nay muốn ly hôn ở Việt Nam. Tất cả các sự kiện pháp lý này đều thực hiện được tại Việt Nam.
Với kiến thức, kinh nghiệm và lương tâm nghề nghiệp, tùy từng tình huống cụ thể mà luật sư sẽ đưa ra các căn cứ, lập luận và phương án giải quyết khác nhau để tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ giúp khách hàng đạt được mục đích.
Với những vụ án về hôn nhân – gia đình, luật sư chỉ mong muốn tư vấn cho hai bên đoàn tụ, hàn gắn mối quan hệ để duy trì cuộc sống vợ chồng, gia đình hạnh phúc, vì tương lai của những đứa con thân yêu. Do đó, chúng tôi tư vấn miễn phí và nếu trực tiếp tham gia giải quyết tại Tòa án thì chúng tôi chỉ tính mức phí đủ trang trải mà thôi.
Luật sư – Thạc sĩ Lê Hồng Quang
Hotline/Zalo: 0909.6464.82