Quy định về xóa án tích, thế nào là có tiền án, tiền sự. Nếu đì tù về thì có bị coi là có án tích và có bị ghi  vào lý lịch tư pháp không? Sự khác nhau giữa phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2.

Quy định về xóa án tích, thế nào là có tiền án, tiền sự. Nếu đì tù về thì có bị coi là có án tích và có bị ghi  vào lý lịch tư pháp không? Sự khác nhau giữa phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2.

Thứ nhất, nói về tiền án, tiền sự và án tích.

– Khái niệm về tiền án: Hiên nay, pháp luật chưa có định nghĩa về tiền án, tiền sự. Chúng ta tạm hiểu “tiền” có nghĩa là trước. Án có nghĩa là  án phạt . “Tiền án” có nghĩa là có án phạt trước đó. Khi một người  xác  định là có tiền án thì được hiểu là người này trước đây đã bị Tòa án xử phạt bằng bản án.

– Khái niệm về tiền sự: “Tiền” có nghĩa là trước. “Sự” nghĩa là sự vụ, sự việc. “Tiền sự” có nghĩa là  sự vụ vi phạm pháp luật trước đó đã bị xử phạt. Khi một người được xác định là có tiền sự thì được hiểu là người này trước đây đã bị Cơ quan nhà nước xử phạt hành chính.

– Án tích là tình trạng nhân thân của một người đã có tiền án. Một người đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng cần phải thử thách qua một thời gian nhất định để chứng tỏ họ đã hoàn lương, cũng như là xem xét họ đã thực hiện xong các nghĩa vụ khác như  nộp án phí,  bồi thường thiệt hại rồi hay chưa thì mới được xem là không  còn án tích.

Ví dụ, một người bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị phạt 4 năm tù, bị buộc trả lại số tiền đã chiếm đoạt. Sau khi họ đã trả lại số tiền bị chiếm đoạt và đã chấp hành xong 4 năm tù  thì phải sau 2 năm kể từ ngày họ ra tù thì họ mới được xóa án tích. Còn nếu họ chưa hết thời hạn 2 năm thì họ vẫn bị coi là có án tích. Khi đã được xóa án tích thì nghĩa là họ không bị coi là đã bị phạt tù trước đó.

Việc xác định một người có tiền án, tiền sự hay không, ngoài việc dùng để đánh giá về nhân thân tốt – xấu của họ, còn là căn cứ để buộc họ có tội hay không có tội. Ví dụ, trước đây, một người đánh bạc với số  tiền dưới 5 triệu, vì số tiền này là chưa đủ để cấu thành tội đánh bạc do đó họ chỉ bị xử phạt hành chính. Việc bị xử phạt này nghĩa là họ đã có tiền sự. Nếu sau đó vài ngày, vài tháng, họ lại tiếp tục đánh bạc cũng với số tiền dưới 5 triệu thì họ lại đủ yếu  tố cấu thành tội đánh bạc. Tuy nhiên, nếu hơn 1 năm sau họ mới đánh bạc với số tiền dưới 5 triệu thì họ vẫn sẽ không bị coi là có tội vì sau một năm kể từ ngày họ chấp hành xong hình phạt hành chính thì họ sẽ được xóa tiền sự và được coi như chưa từng bị phạt hành chính về tội đánh bạc.

Việc một người đã có tiền án và chưa đến thời hạn được xóa án tích mà họ tiếp tục phạm tội mới thì đây được xem là tái phạm và sẽ là tình tiết tăng nặng khi kết tội họ.

 

Thời hạn để được xóa tiền  án, tiền sự phụ thuộc vào từng tội danh, từng mức độ vi phạm. Tội càng nặng thì thời gian càng  lâu.

-Thời hạn để được xóa tiền sự  sớm nhất cũng phải từ 6 tháng trở lên kể từ ngày chấp hành xong Quyết định xử phạt.

-Thời hạn để được xóa án tích sớm nhất cũng phải từ 1 năm trở lên. Ví dụ, nếu bị phạt tù cho hưởng  án treo  thì sau 1 năm sẽ được xóa tích. Nếu bị phạt tù từ 5 đến 15 năm thì phải sau  3 năm mới được xóa án tích.

Việc xóa tiền án, tiền sự là đương nhiên, người bị xử phạt không phải làm thủ tục gì cả. Chỉ một số tội danh về xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hòa bình, tội chống loài người và tội phạm chiến tranh thì mới phải làm thủ tục để Tòa án xem xét xóa án tích.

Câu hỏi đặt ra là: Có phải mọi quyết định xử phạt hành chính của cơ quan  nhà nước đều được coi là có tiền sự hay không? Chẳng hạn như bị  công an phạt vi phạm giao thông, bị ủy ban phạt vì lấn chiếm lòng lề đường, bị phạt vì xây dựng trái phép … vvv. Câu trả lời là không. Vì: Chỉ khi nào bị phạt hành chính đối với những hành vi có dấu hiệu hình sự nhưng chưa đủ cấu thành tội thì mới bị xem là có tiền sự, chẳng hạn như:  Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản dưới 4 triệu đồng, trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng, đánh bạc dưới 5 triệu đồng…VV

Thứ hai, nói về Phiếu lý lịch tư pháp.

Phiếu lý lịch tư pháp là do Sở Tư Pháp cấp cho bất kỳ ai khi họ có yêu cầu. Phiếu  này  ghi nhận nội dung một người có án tích hay không có án tích. Một người có bị cấm đảm nhiệm chức vụ nào không. Có bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp hay không.

Có 2 loại Phiếu lý lịch tư pháp là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Trong phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ ghi :

Đối với người không bị kết án hoặc đối với người đã được xoá án tích thì ghi “không có án tích”.

Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích” và ghi tội danh, ghi hình phạt.

Trong phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ ghi :

Đối với người không bị kết án thì sẽ ghi “Không có án tích”.

Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá.

Đối với người đang có án  tích thì ghi đầy đủ về nội dung  án tích.

Như vậy, sự khác nhau giữa phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2 là:

Khi nhìn vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 nếu người đó đã được xóa án tích thì không thể biết được trước đó họ có phạm tội hay không.

Còn đối với Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì khi nhìn vào sẽ biết ngay người đó trước đó có phạm tội hay không.

Luật về lý lịch tư pháp quy định  Phiếu lý lịch tư pháp số 2 chỉ cấp theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước để phục vụ điều tra truy tố người phạm tội hoặc cấp theo yêu cầu của một người để biết được tình trạng về lý lịch tư pháp của mình.Tuy nhiên, hiện nay một số tổ chức lạm dụng nên thường yêu cầu người có liên quan cung cấp cho  họ Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Mục đích là để họ xem xét nhân thân người đó đã từng bị kết án hay chưa.

Một số cơ quan, doanh nghiệp yêu cầu người liên quan xin xác nhận tình trạng tiền án tiền sự tại cơ quan công an. Điều này là hoàn toan không đúng quy định vì chỉ có Sở tư pháp mới có quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp để xác đình tiền án của một người. Do vậy, công an họ có quyền từ chối cấp xác nhận này.

Thực tế thì cơ quan công an, chính quyền địa phương họ có thể linh  động để xác nhận cho  một người nào đó chưa từng vi phạm pháp luật chứ thực tế không phải là họ xác nhận tình trạng tiền án- tiền sự. Tuy nhiên cần lưu ý là  nếu một người  đã từng bị xử phạt hành chính, đã bị phạt tù thì cơ quan công an cũng có thể ghi  nhận điều này vào đơn xác nhận. Như vậy, điều này rất bất lợi cho người xin xác nhận vì nếu trước đây họ có vi phạm pháp luật nhưng nay đã được xóa tiền án, xóa tiền sự thì họ vẫn bị ghi vào trong xác nhận của cơ quan công an. Trong khi đó, cùng tình trạng pháp lý như vậy nhưng nếu  họ tới sở tư pháp xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì trên phiếu sẽ không ghi rằng họ đã từng có tiền án, tiền sự. Đây là một chính sách nhân đạo của Nhà nước nhằm không để lại “vết đen “ trong lý lịch của người đã từng vướng vòng lao lý.

 

 

Leave Comments

0909.6464.82
0909646482