Quy định về chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất

Chủ đề chuyển nhượng- tặng cho- thừa kế tài sản là quyền sử dụng  đất.

Thứ nhất, chuyển nhượng QSDĐ:

Điều kiện để chuyển nhượng QSDĐ đó là: 1- đất có Giấy chứng nhận QSDĐ, 2- đất không có tranh chấp, 3- đất ko bị kê biên để đảm bảo thi hành án, 4-  đất còn trong thời hạn sử dụng.

Chuyển nhượng QSDĐ bắt buộc phải lập thành hợp đồng. Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ bắt  buộc phải có công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã nơi có đất.

Vấn đề mà nhiều người hay hỏi là : nếu tôi muốn chuyển nhượng đất của tôi nhưng vì tôi có mâu thuẫn với nhà kế bên nên họ làm đơn tới cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ngăn chặn không cho chuyển nhượng  với lý do  đất đang có tranh chấp, như vậy tôi có được chuyển nhượng ko? Câu trả lời là bà con hoàn toàn có quyền chuyển nhượng. Cơ quan Nhà nước chỉ có quyền từ chối thực hiện quyền chuyển nhượng của bà con khi có văn bản của Tòa Án hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc ngăn chặn chuyển dịch do đất đang có tranh chấp. Do đó một bên hàng xóm chứ có 4 bên đi chăng nữa cũng ko thể làm đơn ngăn chặn việc chuyển nhượng của bà con.

Thứ hai,  tặng cho QSDĐ:

Việc tặng  cho QSDĐ cũng phải đáp ứng  các điều kiện đó là đất có Giấy chứng nhận QSDĐ, đất không có tranh chấp, ko bị kê biên , đất còn trong thời hạn sử dụng.

Tặng cho QSDĐ cũng bắt buộc phải lập thành hợp đồng và  phải có công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã nơi có đất

Vấn đề đặt ra là ai là người được nhận tặng cho QSDĐ.

Câu trả lời là chúng ta có thể tặng cho bất cứ ai.

Điều khác biệt cần phải lưu ý đó là khi nào thì tặng  cho QSDĐ phải chịu thuế TNCN và Lệ phí trước bạ và khi nào thì không phải chịu các loại thuế này.

Tặng cho đối với các đối tượng sau sẽ được miễn thuế TNCN và được miễn lệ phí trước bạ,

Đó là trường hợp tặng cho đất giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

Ngoài các đối tượng kể trên thì chúng ta có quyền tặng cho  QSDĐ cho bất cứ ai và phải nộp hai loại thuế phí là thuế TNCN và Lệ phí trước bạ.

Câu hỏi là : Vậy ai là người nộp các loại thuế khi tặng cho QSDĐ? Câu trả lời là, theo quy định của Nhà nước thì bên nhận tặng cho sẽ nộp các loại thuế này, Tuy  nhiên, Các bên có thể thỏa thuận bên nào nộp thuế cũng dc. Nhà nước Việt nam sẵn lòng thu thuế của bất cứ bên nào, miễn là nộp đúng, nộp đủ số tiền thuế theo quy định. Do vậy người tự nguyện nộp hay người đi nộp thay thì đều được chấp nhận.

Thứ ba,  thừa kế tài sản là QSDĐ:

Cần lưu ý là có rất nhiều người nhầm  lẫn giữa tặng cho QSDĐ và lập di chúc để lại QSDĐ . Bà con cần phân biệt rằng đã là thừa kế thì tài  sản đó chỉ được phân chia sau khi người để lại di sản chết.  Nghĩa là. Nếu chúng ta viết di chúc để lại cho ai đó tài sản  của mình thì  việc khai báo để hưởng phần tài sản này chỉ có thể thực hiện sau khi người để lại tài sản chết. Điều này hoàn toàn khác với tặng cho tài sản. Khi  tặng cho tài sản thì việc tặng cho có hiệu lực ngay sau đó và bên được tặng cho có thể làm thủ tục sang tên tài sản cho mình.

Phần này gồm 2 phần là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Về thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo di chúc là việc một người lập di chúc để lại tài sản cho bất cứ ai mà họ muốn. Họ có thể cho cha me, con cái, vợ có thể cho chồng , anh  cho em hoặc cho bất cứ người nào mà họ muốn cho dù người đó không hề có bà  con họ hàng  gì.

Tuy nhiên, Nếu việc thừa kế không có quan hệ về huyết ,  không có quan hệ về hôn nhân, về nuôi dưỡng  thì người được thừa kế sẽ phải nộp thuế TNCN và Lệ phí trước bạ giống như tặng cho QSDĐ cho người ngoài.

Một điều đáng chú ý là nếu người chết có Con dưới  18 T, hoặc con trên 18 T nhưng không có khả năng lao động, hoặc có Cha, mẹ, vợ, chồng  thì cho dù di chúc không cho những người này thừa kế thí họ vẫn được hưởng bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật.

Về thừa kế theo pháp:

Thừa kế theo Pháp luật là việc người có tài sản là QSDĐ chết nhưng không để lại di chúc. Do vậy tài sản mà họ để lại sẽ chia cho các đồng thừa kế ở ba hàng khác nhau.  Gồm hàng thứ nhất, hàng thứ hai, hàng thứ ba.  Chỉ khi không có người thừa kế ở hàng thứ nhất thì người thừa kế ở hàng thứ ba mới được hưởng, tương tự, chỉ khi không có hàng thừa kế thứ hai  thì người thừa kế ở hàng thứ tư mới được hưởng. Các đồng thừa kế ở mỗi hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau.

Câu hỏi thường đặt ra là : Có nên viết di chúc để lại tài sản hay không?

Câu trả lời là có thể có hoặc có thể không.

Nếu người có tài sản lập di chúc thì tài sản sẽ được chia theo di chúc, di chúc có thể để lại cho anh A  được nhiều hơn chị B, chị B có thể được nhiều hơn anh C. Thẩm chí là người ngoài gia đình vẫn dc hường di chúc. Và nếu hào phóng hơn nữa thì có thể lập di chúc để lại 1 phần tài sản cho  trung tâm chăm sóc người già, trẻ mồ côi, trại tâm thần…

Còn nếu không có di chúc thì tài sản sẽ được Nhà nước chia theo pháp luật với các phần bằng nhau. Tuy nhiên ai không muốn nhận thì có thể tặng cho lại người khác phần thừa kế của mình.

Cần lưu ý là Nội dung của di chúc có thể giữ kín và quy định chỉ được công bố sau khi người có lập di chúc  chết. Điều này nhằm tránh trường hợp di chúc để loại tài sản không đều nhau đẫn tới hòa khí bất ổn xảy ra trong gia đình.

Việc chuyển nhượng QSDĐ, việc tặng cho QSDĐ, Việc lập di chúc, việc chia thừa kế theo di chúc, chia thừa kế theo pháp luật thì thường xuyên có tranh chấp xảy ra.  Xảy ra nhiều nhất  là chủ thể không có quyền chuyển nhượng, tặng cho, lập di chúc phần tài sản chung của cả  vợ chồng,  của cả hộ gia đình. Thời hiệu chuyển nhượng, tặng cho, phân chia thừa kế  là QSDĐ đã hết. Quy  trình, thủ tục chuyển nhượng, tặng cho, lập di chúc vi phạm quy định của pháp luật.

Khi gặp  bất cứ tình huống nào liên quan đến việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ, Quý bà con vui lòng liên hệ luật sư Quang để được tư vấn.

Với tôn chỉ Công tâm- Tận tâm- Thành tâm, Luật sư Quang và đội ngũ luật sư tại Sài Gòn cam kết sẽ giái quyết quyền lợi cho bà con một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất.

Xin  tạm biệt và hẹn gặp lại.

Tel/Zalo: 0909.6464.82

Leave Comments

0909.6464.82
0909646482